Xây dựng nhà xưởng tiền chế

Xây dựng nhà xưởng tiền chế

     

    Kết cấu khung thép chuẩn trong xây dựng nhà thép tiền chế.

    Khung thép tiền chế là loại khung cấu kiện bằng thép và được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật đã chỉ định sẵn. Toàn bộ kết cấu thép có thể sản xuất đồng bộ sẵn rồi đưa ra công trường lắp dựng trong thời gian khá ngắn. Bên cạnh đó sử dụng khung thép tiền chế trong xây dựng tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể so với việc thi công bằng các loại hình khác. Ngoài ra, khung thép có kết cấu đa dạng đễ dàng đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng

     

    Một số kết cấu khung thép chuẩn:
    ♦ Khung không cột giữa
    Nhà thép không có cột chống bên trong. Độ rộng thực tế ≤ 90 m.

     Khung 1 cột giữa
    Nhà khung với một cột chống bên trong. Độ rộng thực tế mỗi mô đun ≤ 70 m.

    ♦ Khung nhiều cột giữa
    Nhà khung với nhiều hơn một cột chống bên trong. Độ rộng thực tế mỗi mô đun ≤ 70 m.

    ♦ Khung nhiều mái dốc
    Nhà thép có 2 khung liền nhau. Độ rộng thực tế tối đa mô đun ≤ 80 m.

    ♦ Khung mái dốc một phía
    Nhà thép không có cột chống bên trong có mái dốc về 1 phía. Độ rộng thực tế ≤ 50 m.

    ♦ Hệ mái riêng
    Nhà có hệ kèo thép. Độ rộng thực tế ≤ 30 m.

    ♦ Gian chái
    Nhà thép dốc 1 chiều có kết cấu phụ thuộc vào kết cấu khác. Độ rộng thực tế ≤ 24 m.

     

    Ngoài ra, công ty chúng tôi còn nhận thiết kế, sản xuất các loại khung thép phù hợp với nhu cầu của khách hàng đảm bảo về giá thành và chất lượng.

     

    Khung thép và các bộ phận khác của công trình có thể được thi công theo nhiều biện pháp, tùy thuộc một số yếu tố chính như sau:

    – Loại kết cấu ( như: loại nhà nhịp nhỏ, nhà nhịp lớn, nhà ít tần, nhà cao tầng, kết cấu dầm I, kết cấu bụng rỗng v.v.. )
    – Loại thiết bị sẵn có (như: cần cẩu, tời kéo, nâng tay v.v..)
    – Điều kiện hiện trường
    – Kinh nghiệm của đội lắp đặt
    – Điều kiện của từng công việc riêng biệt

    ♦ Bước 1: Lắp dựng gian khóa cứng

    1. Lắp đặt 4 cột biên.
    – Sử dụng cần cẩu 20 tấn, với chiều dài tay cần tối thiểu 12m.
    – Dung dây đai choàng quoanh bản mã đầu trên của cột

    2. Canh chỉnh độ thẳng đứng, vị trí, cao độ.
    – Đặt dàn giáo thi công ở từng cột
    – Xiết vừa cứng boulon neo, chêm chân cột theo yêu cầu.
    – Thiết bị: Dây dọi và Thước cuộn.
    – Xiết toàn bộ boulon neo bằng cờ lê với lực xiết vừa phải.

    3. Lắp đặt tất cả xà gồ vách giữa các cột và vặn chặt boulon.
    – Thiết bị nâng xà gồ: dây thừng có móc khóa an toàn.
    – Thiết bị vặn: cờ lê ống tuýp, lực xiết vừa phải.

    4. Lắp giằng tạm ở 2 phía mỗi cột
    – Dùng cáp 12mm, một đầu gắn vào cánh ngoài cột ngay dưới bản mã đầu cột.
    – Đầu cáp còn lại nối vào bát sắt V nối đầu 2 boulon neo với nhau.

     

    ♦ Bước 2: Lắp dựng dâm kèo đầu tiên

    1. Tổ hợp nối các đầu dầm với nhau trên mặt tiền.
    – Dùng dây đai choàng quanh cấu kiện ở 2 điểm cách đầu mút cấu kiện khoản ¼ chiều dài, cạnh bát xà gồ
    Tuy nhiên phần hẫng ngoài điển treo phải được tính toán xác đáng để tránh tình trạng vặn xoắn cấu kiện do tải bản thân. Đoạn hẫng không được quá 1/3 chiều dai thanh cấu kiện. Góc nâng cũng cần được tính toán tránh xoắn do lực dọc khi cẩu. Để an toàn, khuyến cáo nên dùng nhiều hơn 2 điểm buộc đai cẩu
    – Thiết bị cẩu: xe cẩu 20 tấn cần dài tối thiểu 12m
    – Khi tổ hợp, nên dùng các thanh kê dày 50mm để đỡ cấu kiện
    – Thiết bị xiếc boulon cường độ cao: cờ lê lực (Torque wrench) Lực xiết theo moment xoắn tối thiểu đề nghị (xem bảng Moment lực xiết)
    – Bắt giằng tạm thời và giằng chống xa gồ vào dầm kèo.
    – Dùng giấy nhám và vải lau để lau chùi cấu kiện. Dặm vá sơn bị trầy bằng cọ lăn sơn, với sơn dặm đúng hệ đã dùng.

    2. Lắp 1 bán kèo lên cột
    – Dùng dây đai choàng quanh cấu kiện ở 2 điểm cách đầu mút bán kèo khoảng 4m, cạnh bát xà gồ ngoài cùng
    – Dùng xe cẩu 20 tấn
    – Cẩu bán kèo đầu tiên đặt vào vị trí gối lên trên đầu 2 cột liên tiếp, giữ ổn định bằng xe cẩu
    – Công nhân thao tác sẽ đứng trên giàn giáo, xỏ và xiết boulon mặt bích nối cột và dầm kèo tới trạng thái đủ chặt
    – Dùng dây giằng tạm dầm kèo đặt cách khoảng 6m giữ chặt bán kèo đầu tiên này vào các tổ boulon chân cột bằng các bát sắt V
    – Nhả nhẹ dây cẩu thử xem bán kèo có ổn định không, trước khi nhả hẳn dây cẩu.

    3. Lập lại bước 1&2 cho bán kèo còn lại, tạo thành dầm kèo hoàn chỉnh

     

    ♦ Bước 3: Lắp đặt dầm kèo thứ nhì

    1. Làm tương tự (bước 2) cho 2 bán kèo của khung dầm kèo thứ nhì
    Chỉ dùng dây giằng tạm về 2 phí ở khoảng giữ mỗi bán kèo, giằng vào boulon chân cột bằng các bát sắt V

    2. Lắp đặt cách nhịp các xà gồ từ đỉnh xuống đuôi kèo để giữ các bán kèo đúng vị trí
    – Dùng dây thừng với đầu móc có khóa an toàn để kéo thủ công xà gồ lên mái
    – Thiết bị vặn boulon xà gồ M12: cờ lê, ống tuýp, lực xiết bình thường

     

    ♦ Bước 4: Hoàn thành 100% giàn khóa

    1. Lắp đặt toàn bộ thanh giằng kéo, xà gồ, chống xà gồ- đủ 100% số lượng.

    2. Lắp đặt toàn bộ cáp giằng chéo vĩnh cửu của cột và dâm kéo cho gian khóa.

    3. Để các giằng này ở trạng thái lỏng(chưa kéo căng).

    4. Cân chỉnh dầm kèo.
    – Các điểm cần đo đạt là các bảng mã liên kết, sai số cho phép của chuyển vị giữa các điểm là 1/500
    – Dùng các giằng tạm để cân chỉnh khung
    – Xiết chặc hoàn toàn các giằng vĩnh cửu
    – Ký biên bản kiểm tra thông qua giàn khóa

     

    ♦ Bước 5: Lắp đặt toàn bộ các khung kèo và xà gồ

    1. Lắp đặt toàn bộ cột biên và cột giữa ở các trục 4,5,6,7,8,9.
    – Dùng xe cẩu 20 tấn
    – Dùng dây đai (40 tấn/9m) choàng quanh bản mã đầu trên của cột

    2. Chỉnh độ thẳng đứng, vị trí và cao độ của cột.

    3. Thực hiện tương tự bước 3 và bước 4 cho tất cả các dầm kèo và xà gồ mái.
    – Đối với kết cấu có một cột ở giữa, không được phép lắp đặt hết một bên bán kèo rồi tới bên bán kèo còn lại. Làm như vậy sẽ thay đổi sơ đồ tính tóa thiết kế của khung, gây mất cân bằng khung, có thể dẫn tới dập đổ công trình khi gặp thời thiết xấu.

    ♦ Bước 6: Lắp đặt kèo đầu hồi.

    1. Lắp đặt toàn bộ cột biên và cột giữa ở cột 1.

    2. Canh chỉnh độ thẳng đứng, vị trí, cao độ.

    3. Vặn chặt toàn bộ boulon neo.

    4. Lắp đặt dầm kèo đầu hồi đầu tiên vào cột đầu hồi.
    – Dùng dây thừng với đầu móc có khóa an toàn để kéo thủ công xà gồ lên mái.
    – Thiết bị vặn boulon xà gồ M12: cờ lê ống tuýp, lực xiết bình thường.
    – Nhả nhẹ dây cẩu thử xem cấu kiện dầm kèo có ổn định không, trước khi nhả hẳn xe cẩu.

    5. Lập lại bước 4 cho các cấu kiện dầm kèo còn lại, tạo thành dầm kèo đầu hồi.

    ♦ Bước 7: Hoàn tất lắp đặt 100% xà gồ và chống xà gồ.

    1. Lắp đặt toàn bộ thanh giằng kèo, xà gồ, chống xà gồ cho 2 gian đầu hồi – đủ 100% số lượng.
    – Dùng xe cẩu nâng thanh giằng bụng dầm kèo (strut) lên mái
    – Dùng dây thừng với đầu móc có khóa an toàn để kéo thủ công xà gồ lên mái.
    – Thiết bị vặn boulon xà gồ M12: cờ lê ống tuýp, lực xiết bình thường.

    2. Lắp đặt toàn bộ giằng chéo vĩnh cửu của cột và giầm kèo cho gian khóa

    3. Để các giằng này ở trạng thái lỏng (chưa kéo căng)

    4. Cân chỉnh dầm kèo

    5. Xiết chặt hoàn toàn các giằng vĩnh cửu

    6. Tháo tất cả giằng tạm của công trình.

    7. Kiểm tra và thẩm định toàn bộ các mối liên kết, đảm bảo tất cả boulon đều được lắp. Tất cả boulon cường độ cao (boulon kết cấu ) phải được xiết đến lực căng yêu cầu

    8. Kiển tra toàn bộ khung kết cấu lần cuối: đúng phương vị mặt bằng và độ thẳng đứng

    ♦ Bước 8: Kéo tôn lợp lên mái. 

    – Đặt từng tấm tôn lợp vào ống trượt, giữ nhờ các móc sắt 6mm trượt trên cáp.
    – Mỗi công nhân đứng ở mỗi ống néo trên kèo sẽ dùng dây thừng kéo ống trượt chạy lên mái mang theo tấm tôn lợp.
    – Sau khi tôn lợp lên đến kèo, dùng thủ công chuyển vào đặt trên xà gồ mái.
    – Khi kéo đủ tôn lợp cho gian đầu tiên, tổ lắp đặt sẽ bắt đầu công tác lợp tôn

     

    ♦ Bước 9: Lợp tôn.

    1. Lắp đặt hệ thống dây cáp bảo vệ an toàn trên mái

    2. Chuẩn bị hệ thống điện thi công
    – Dây dẫn điện và các tủ cầu dao chống giật (ELCB) phải được đưa lên mái trong tình trạng đủ điều kiện an toàn. Hệ thống phải được chống cao khỏi mặt đất.
    – Dây dẫn điện nên máng vào vị trí ống néo, tránh tiếp xúc trực tiếp vào tôn mái và xà gồ mái.
    – Nối 2 đường dây cáp điện có ổ cắm 3 chấu vào tủ cầu dao chống giật, kéo đến vị trí để chuẩn bị sử dụng

    3. Chuẩn bị hệ thống dàn giáo thi công.
    – Phải lắp ít nhất một bộ dàn giáo leo lên mái ở đầu hồi, phục vụ lên/xuống mái hằng ngày

    4. Lắp đặt tấm tôn lợp đầu tiên
    – Định vị tấm tôn đầu tiên, canh sao cho khoảng lú vào máng xối rìa đều nhau.
    – Lắp đặt toàn bộ tôn lợp mái.
    – Kiểm tra thường xuyên để các tấm tôn đã lợp được canh thẳng theo rìa máng xối.
    – Nếu khoảng hở từ tấm tôn nguyên sau cùng đến tường đầu hồi hoặc mặt dựng hông công trình mà nhỏ hơn bề rộng ½ tấm tôn, có thể che bằng flashing hoặc capping. Trong trường hợp nay, tất cả các sóng dương phải được che phủ và bắt chặt

    ♦ Bước 10: Lắp đặt xà gồ vách – tôn vách – máng xối – ống xối và phụ kiện.

    1 Chuẩn bị hệ thống dàn giáo thi công.
    – Hệ dàn giáo thi công phải bố trí cách cánh ngoài xà gồ vách 1 khoảng 300mm. Mọi vật tư sẽ được truyền lên theo khoảng trống 300mm này .
    – Có thể cho phép thi công lợp tôn vách bằng thang dây khi đã qua kiễm tra an toàn về các vị trí liên kế cố định.
    – Công nhân sẽ móc trực tiếp dây thắt lưng an toàn vào dàn giáo này hoặc hệ thống thang dây

    2. Lắp đặt toàn bộ xà gồ vách, chống xà gồ giữa các cột khung
    – Thiết bị nâng xà gồ: dây thừng có móc khóa an toàn
    – Thiết bị vặn: cờ lê ống tuýp, lwucj xiết vừa phải.

    3. Lắp đặt toàn bộ tôn vách
    – Kéo tôn vách bằng dây thừng buộc vào tôn
    – Tủ cầu dao chống giật (ELBC) đặt gần mặt đất

    4. Lắp đặt máng xối, lá thông gió, diềm v.v..
    – Thiết bị vặn: súng bắn vít

     

    Kết cấu thép là kết cấu chịu lực của các công trình xây dựng được thiết kế và cấu tạo bởi thép. Đây là loại kết cấu được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, đặc biệt là trong các công trình xây dựng có quy mô lớn (Nhà thép tiền chế) bởi những đặc tính hữu ích của thép.

    Là một dòng sản phẩm đa dạng với khả năng cung cấp cho nhiều công trình ứng dụng thép kết cấu khác nhau từ các tòa nhà thương mại cỡ trung cho đến các nhà công nghiệp nặng như: nhà máy điện, nhà máy hóa dầu, nhà máy thép, tòa nhà cao tầng, v.v…
     

    ♦ Ưu điểm của kết cấu thép
    – Có khả năng chịu lực lớn và độ tin cậy cao.
    – Trọng lượng nhẹ hơn bê tông.
    – Vận chuyển và lắp đặt dễ dàng.
    – Tính công nghiệp hóa cao.
    – Tính kín, không thấm nước

    ♦ Phạm vi ứng dụng
    Thích hợp cho các công trình lớn, đòi hỏi độ bền cao như:
    – Nhà công nghiệp, nhà xưởng, nhà máy, xí nghiệp: khung nhà công nghiệp là toàn bộ bằng thép khi nhà cao, cần trục nặng, hoặc có thể là hỗn hợp cột bê tông cốt thép, dàn, và dầm thép.

     

    – Nhà nhịp lớn: là những loại nhà do yêu cầu sử dụng phải có nhịp khá lớn từ 30 – 40m như nhà biểu diễn, nhà thi đấu thể dục thể thao, nhà triển lãm, nhà chứa máy bay…dùng kết cấu thép là hợp lý nhất. Có những trường hợp nhịp đặc biệt lớn trên 100m thì kết cấu thép là duy nhất áp dụng được.

     

    – Khung nhà nhiều tầng: đặc biệt là các loại nhà kiểu tháp ở thành phố. Nhà trên 15 tầng thì dùng kết cấu thép có lợi hơn bê tông cốt thép.

     

    – Cầu đường bộ, đường sắt: làm bằng thép khi nhịp vừa, nhịp lớn, khi cần thi công nhanh. Cầu treo bằng thép có thể vượt nhịp trên 1000m.

     

    – Kết cấu tháp cao, cột điện, ăng ten: như các loại cột điện, cột ăng ten vô tuyến, hoặc một số loại kết cấu đặc biệt như kết cấu tháp khoan dầu.

     

    – Kết cấu bản: như các loại bể chứa dầu chứa khí các thiết bị lò cao của nhà máy hóa chất, nhà máy hóa dầu.

     

     

     

     

    Dự toán chi phí xây dựng
    Loại loại nhà:
    Chọn hình thức xây nhà:
    Chiều rộng m2 (Ví dụ 2.5):
    Chiều dài m2 (Ví dụ 2.5):
    Chọn số tầng:
    Chọn loại móng:
    Chọn loại mái:
    Tin tức
    Dự án đã thực hiện

    Zalo
    Hotline