Tiến sĩ nhi khoa vạch mặt thói quen xấu của cha mẹ làm hại gan, thận, đẩy con đến chỗ chết

Tiến sĩ nhi khoa vạch mặt thói quen xấu của cha mẹ làm hại gan, thận, đẩy con đến chỗ chết

    Tiến sĩ nhi khoa vạch mặt thói quen xấu của cha mẹ làm hại gan, thận, đẩy con đến chỗ chết

    PGS TS. Nguyễn Tiến Dũng | 12/12/2016 09:38

    Kháng kháng sinh trở thành nỗi ám ảnh toàn cầu, theo các chuyên gia nếu không kịp thời ngăn chặn tình trạng lạm dụng kháng sinh thì con đường bệnh nhân đi đến sẽ là "nghĩa địa".

     

    Kháng sinh là một loại thuốc sử dụng tiêu diệt các vi khuẩn, vi sinh vật nhưng hiện nay tình trạng kháng kháng sinh lại đang phố biến, nếu không kiểm soát thì đến năm 2050 cứ 3 giây lại có người chết vì kháng kháng sinh. 

    Người bị bệnh cần phẫu thuật cũng không được bởi vì không có kháng sinh điều trị phòng bệnh nhiễm trùng.

    Chúng tôi có ghi chép lại chia sẻ của PGS TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai về tình trạng kháng kháng sinh hiện nay.

    Tiến sĩ nhi khoa vạch mặt thói quen xấu của cha mẹ làm hại gan, thận, đẩy con đến chỗ chết - Ảnh 1.

    PGS Nguyễn Tiến Dũng nói về kháng kháng sinh.

    Kháng kháng sinh xảy ra ở rất nhiều trường hợp và các bậc phụ huynh khi đưa con đến bệnh viện trước đó họ đều đã dùng các loại kháng sinh.

    Các trường hợp này đều có "kịch bản" na ná nhau, đó là thấy con sốt, ho, sổ mũi, bố mẹ thay vì đưa con đến viện thì tự ý mua kháng sinh về cho con uống. Những lần ốm trước, họ đều tự điều trị cho con bằng cách đó, nhưng lần này uống thuốc mãi không đỡ.

    Theo lời gợi ý của người bán thuốc, họ cũng đổi qua vài loại kháng sinh "tốt hơn, thế hệ cao hơn", đồng thời cũng đắt tiền hơn. Chỉ đến khi con sốt cao, mệt lả mới đưa đến bệnh viện, làm kháng sinh đồ có cháu mới 7 - 8 tuổi đã kháng với tất cả các loại kháng sinh.

    Với những ca này các bác sĩ đều rất vất vả để giành giật sự sống cho trẻ từ tay thần chết. Các bác sĩ phải thay đổi phác đồ điều trị, dùng kết hợp kháng sinh thế hệ cao hơn, liều cao hơn và chi phí đắt đỏ, tốn kém nhưng cũng có lúc trở tay không kịp, vì đã mất đi "thời gian vàng" để trị bệnh. 

    Bác sĩ đành bất lực nhìn bệnh nhân ra đi mà không cứu được.

    Kháng sinh là dạng thuốc đặc biệt bởi vì kháng sinh được bào chế và phân ra làm nhiều loại, nhiều nhóm, mỗi 1 kháng sinh chế ra tiêu diệt một số vi khuẩn nhất định chứ không phải một loại kháng sinh mà tiêu diệt được hết các vi khuẩn.

    Khi sử dụng kháng sinh phụ thuốc vào bệnh nặng hay nhẹ, cần dùng kháng sinh hay không cần thời gian dùng bao lâu, uống hay bôi.

    Đặc biệt, trên cơ địa bệnh nhân trẻ em, trẻ sơ sinh phải sử dụng khác sinh khác, phụ nữ sử dụng khác, người già sử dụng khác. Trường hợp này áp dụng với người hoàn toàn khoẻ mạnh trước đó và mới bị ốm.

    Còn những người đang có bệnh khác như gan, thận, mắc thêm bệnh khác cần dùng kháng sinh thì phải hết sức lưu ý, không thể tuỳ tiện sử dụng.

    Để đưa ra một loại thuốc kháng sinh đúng chỉ định, một bác sĩ học kháng sinh mất thời gian rất lâu, chưa kể bác sĩ khám bệnh phải rất có kinh nghiệm phát hiện mức độ bệnh nặng nhẹ, vi khuẩn nào gây bệnh mới kê đơn kháng sinh. Tóm lại, dù là bác sĩ nhưng để kê đơn không dễ chút nào.

    Một kiểu phổ biến hiện nay mà đa số các mẹ áp dụng cho con đó là lần trước đi khám bác sĩ cho kháng sinh A, lần sau cho B. Đến lượt con ốm lần này, các mẹ sẽ đưa ra đơn thuốc rồi tự đánh giá triệu chứng sốt như thế nào, ho ra sao và áp dụng thuốc nào. 

    Phụ huynh sẽ cho con uống thuốc vài ngày không khỏi sẽ tăng liều lên.

    Vấn đề tăng liều trong kháng sinh, tự ý tăng giảm liều, tự ý cắt thuốc, tất cả cái đó bác sĩ gọi là không tuân thủ điều trị nên đại bộ phận bệnh không khỏi, có khỏi cũng chỉ do mình tự đánh giá, khỏi không hoàn toàn.

    Bệnh chỉ khỏi về lâm sàng, khỏi về triệu chứng, hết ho, hết sốt nhưng không khỏi về vi khuẩn, trong cơ thể vẫn có vi khuẩn sống sót, vì còn sống sót nên bệnh tái phát có thể 1 – 2 ngày sau, 1 tuần hoặc 2 – 3 tháng sau do tự ý giảm liều kháng sinh, tự ý cắt thuốc.

    Tiến sĩ nhi khoa vạch mặt thói quen xấu của cha mẹ làm hại gan, thận, đẩy con đến chỗ chết - Ảnh 2.

    Uống kháng sinh kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng

    Kháng sinh được xem là nhóm thuốc ngoài tác dụng chữa bệnh đều có hại, chỉ có điều hại ít hay nhiều, đầu tiên là hại gan, thận.

    Sau khi vào cơ thể, kháng sinh chuyển hoá qua gan, đào thải qua thận. Nếu ngày nào cũng làm việc đó thì rất hại gan, hại thận, chưa kể biến chứng quan trọng dị ứng. Nếu cơ thể dị ứng với kháng sinh nào đó thì rất dễ gây dị ứng. 

    Có người thì uống thuốc vào là dị ứng ngay nhưng cũng có người 1-2 ngày sau mới dị ứng. Dị ứng nhẹ thì nổi mẩn, nặng có thể gây sốc phản vệ không cấp cứu kịp thời có thể tử vong.

    Tác hại thứ hai khi kháng sinh đó vào hoạt động cơ thể nó không chỉ đến chỗ có bệnh mà nó còn đến cả gan, não, thận, lách, tim… nếu dùng thuốc lâu ngày có hại toàn thể cơ thể do tác dụng phụ của kháng sinh kéo dài và dư đọng lâu.

    Vậy, việc sử dụng kháng sinh đúng cách vô cùng quan trọng vì kháng sinh là thuốc đặc biệt, việc sử dụng chỉ giao cho thầy thuốc, để đào tạo bác sĩ mất nhiều năm, sử dụng kháng sinh không phải dễ nên các nước trên thế giới quy định kháng sinh bán theo đơn.

    Người bán thuốc phải có chứng chỉ nghề nên chúng ta không được tự sử dụng ngay cả dược sĩ cũng không được quyền bán khi không có đơn.

    Các nước đã luật hoá kháng sinh để người dân thực hiện tốt việc sử dụng kháng sinh đúng cách nhằm bảo vệ sức khoẻ cho người bệnh. Tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ, tổn hại tới gan thận và đặc biệt sử dụng kháng sinh lâu dài gây kháng kháng sinh đang là nỗi ám ảnh của ngành y toàn thế giới.

     

    theo Trí Thức Trẻ

    Dự toán chi phí xây dựng
    Loại loại nhà:
    Chọn hình thức xây nhà:
    Chiều rộng m2 (Ví dụ 2.5):
    Chiều dài m2 (Ví dụ 2.5):
    Chọn số tầng:
    Chọn loại móng:
    Chọn loại mái:
    Tin tức
    Dự án đã thực hiện

    Zalo
    Hotline