Những loại rau dễ gây độc khi dùng ăn lẩu
Rau là thứ không thể thiếu trong nồi lẩu. Nhưng không phải loại rau nào cũng an toàn khi ăn lẩu, ăn sống. Dưới đây là một số thông tin tham khảo cho bạn đọc.
Chọn rau an toàn để ăn lẩu
Mới đây, hai bệnh nhân đã được đưa vào BVĐK Đồng Nai cấp cứu trong tình trạng méo miệng, sưng 2 má, không nói được. Nguyên nhân được xác định do hai người đi ăn lẩu ăn phải rau được cho là ăn nhầm cây môn ngứa. Ngay sau đó có dấu hiệu ngứa, đau dữ dội ở vùng họng, lưỡi, má và không thể nói được.
Thực tế, lẩu là một trong những món ăn khoái khẩu của nhiều người. Rau là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong mỗi nồi lẩu. Có loại rau dễ gây độc khi dùng ăn lẩu.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc ăn nhiều các loại rau xanh khi ăn lẩu sẽ giúp cơ thể giải nhiệt, điều hòa cơ thể, trừ nóng và giải độc. Tuy nhiên, việc rau ăn lẩu không đảm bảo, bạn có thể gây hại cho sức khỏe của mình.
Các loại rau ăn lẩu phổ biến rất an toàn và có lợi cho sức khỏe khi ăn lẩu như: rau muống, cải ngọt, cải thảo,cải xoong, mướp đắng, ngó sen,…đậu phụ, nấm, khoai tây, cà rốt… vừa tốt cho dạ dày lại giúp điều hòa thân nhiệt cực tốt.
Để tránh ngộ độc rau khi ăn lẩu bạn cần chú ý mua rau có nguồn gốc rõ ràng, rửa thật sạch và tránh sử dụng thực phẩm kỵ với rau. Nên chọn mua rau ở những cửa hàng rau sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Bởi rau xanh hiện thường được sử dụng các loại hóa chất tăng trưởng, thuốc trừ sâu... hay được trồng trong môi trường ô nhiễm.
Nên hạn chế sử dụng những loại rau dễ gây ngộ độc hay dị ứng như dọc mùng, nấm, giá đỗ, hoa bí … để ăn lẩu.
Càng không nên cho vào nồi lẩu những loại rau khác thường. Vì có nhiều loại rau dại mọc lẫn, có nhiều nét giống với một số loại rau ăn thường ngày nếu không phân biệt được có nguy cơ ngộ độc rất cao.
Ví dụ như dọc mùng rất giống cây môn ngứa, chỉ khác màu lá. Lá môn ngứa có pha màu tím, có đốt màu tím ở phần tiếp giữa lá và thân lá. Nếu ăn phải môn ngứa sẽ dị ứng, ngứa vùng miệng họng…
Điều quan trọng cần lưu ý nữa là bạn cần phải rửa thật sạch các loại rau, ngâm kỹ trong nước muối hoặc trong dung dịch rửa rau an toàn để loại bỏ các loại hóa chất, chất độc hại. Khi ăn cần nhúng rau kỹ, tránh ăn sống có thể bị ngộ độc.
Việc lựa chọn rau ăn lẩu cũng cần thận trọng
Chọn rau phù hợp món lẩu
Với từng món lẩu, bạn nên chọn các loại rau phù hợp để cho món lẩu thêm hấp dẫn.
- Lẩu riêu cua: có thể ăn kèm với các loại rau nhưng nhất thiết không thể thiếu các loại rau sống, đặc biệt là ít hoa chuối thái mỏng, ngâm nước muối trắng phau.
- Lẩu ốc: Các loại rau ăn cùng loại lẩu ốc không thể thiếu được rau tía tô thái nhỏ và rau muống chẻ. Ngoài ra thịt bò, giò tai, đậu cũng là những đồ ăn kèm phù hợp với món này.
- Lẩu vịt: thường cho rau ngổ để thêm thơm, nhưng loại rau chủ đạo của món này lại là rau muống bỏ bớt lá, khi chần, ngọn rau xanh mướt, giòn sần sật.
- Lẩu gà: thường dùng các loại rau nhúng như bông súng, kèo nào, bắp chuối, cải xanh, rau đắng, rau muống..,
Bên cạnh đó, khi chế biến lưu ý kết hợp thực phẩm với nhau. Lẩu hải sản có vỏ như tôm, ngao, ốc… không nên ăn kèm thực phẩm chứa vitamin C như mướp đắng, cà chua... vì gây độc. Cà chua và khoai lang, khoai tây cũng tránh dùng chung vì khi kết hợp các loại thực phẩm này với nhau sẽ dẫn đến khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
Thịt bò không nên kết hợp với rau mồng tơi sẽ mất đi tính nhuận tràng, tiêu hóa kém hơn. Những người bị táo bón càng cần chú ý hơn khi ăn kết hợp ở món lẩu.
Nếu ăn lẩu bên ngoài nên chọn những quán lẩu vệ sinh, uy tín và đáng tin cậy. Tránh chọn quán lẩu vỉa hè, không có địa điểm rửa rau sạch an toàn.
theo Gia đình và xã hội
Ăn lẩu, phải biết rau nào gây ngộ độc
Ăn lẩu ngon thì rau tươi và sạch là một yếu tố không thể thiếu. Thế nhưng, không phải loại rau nào cũng an toàn khi ăn lẩu, ăn sống. Do đó, ăn lẩu, phải biết rau nào gây ngộ độc để bảo vệ sức khỏe bản thân là điều bạn hoàn toàn làm được.
Chọn rau an toàn để ăn lẩu
Mới đây, hai bệnh nhân đã được đưa vào BVĐK Đồng Nai cấp cứu trong tình trạng méo miệng, sưng 2 má, không nói được.
Nguyên nhân được xác định do hai người đi ăn lẩu ăn phải rau được cho là ăn nhầm cây môn ngứa. Ngay sau đó có dấu hiệu ngứa, đau dữ dội ở vùng họng, lưỡi, má và không thể nói được.
Thực tế, lẩu là một trong những món ăn khoái khẩu của nhiều người. Rau là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong mỗi nồi lẩu. Có loại rau dễ gây độc khi dùng ăn lẩu.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc ăn nhiều các loại rau xanh khi ăn lẩu sẽ giúp cơ thể giải nhiệt, điều hòa cơ thể, trừ nóng và giải độc.
Tuy nhiên, việc rau ăn lẩu không đảm bảo, bạn có thể gây hại cho sức khỏe của mình.
Các loại rau ăn lẩu phổ biến rất an toàn và có lợi cho sức khỏe khi ăn lẩu như: rau muống, cải ngọt, cải thảo,cải xoong, mướp đắng, ngó sen,…đậu phụ, nấm, khoai tây, cà rốt…vừa tốt cho dạ dày lại giúp điều hòa thân nhiệt cực tốt.
Để tránh ngộ độc rau khi ăn lẩu bạn cần chú ý mua rau có nguồn gốc rõ ràng, rửa thật sạch và tránh sử dụng thực phẩm kỵ với rau.
Nên chọn mua rau ở những cửa hàng rau sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Bởi rau xanh hiện thường được sử dụng các loại hóa chất tăng trưởng, thuốc trừ sâu... hay được trồng trong môi trường ô nhiễm.
Nên hạn chế sử dụng những loại rau dễ gây ngộ độc hay dị ứng như dọc mùng, nấm, giá đỗ, hoa bí… để ăn lẩu.
Càng không nên cho vào nồi lẩu những loại rau khác thường.
Vì có nhiều loại rau dại mọc lẫn, có nhiều nét giống với một số loại rau ăn thường ngày nếu không phân biệt được có nguy cơ ngộ độc rất cao. Ví dụ như dọc mùng rất giống cây môn ngứa, chỉ khác màu lá.
Lá môn ngứa có pha màu tím, có đốt màu tím ở phần tiếp giữa lá và thân lá. Nếu ăn phải môn ngứa sẽ dị ứng, ngứa vùng miệng họng…
Điều quan trọng cần lưu ý nữa là bạn cần phải rửa thật sạch các loại rau, ngâm kỹ trong nước muối hoặc trong dung dịch rửa rau an toàn để loại bỏ các loại hóa chất, chất độc hại.
Khi ăn cần nhúng rau kỹ, tránh ăn sống có thể bị ngộ độc.
Việc lựa chọn rau ăn lẩu cũng cần thận trọng. Ảnh minh họa.
Chọn rau phù hợp món lẩu
Với từng món lẩu, bạn nên chọn các loại rau phù hợp để cho món lẩu thêm hấp dẫn.
- Lẩu riêu cua: có thể ăn kèm với các loại rau nhưng nhất thiết không thể thiếu các loại rau sống, đặc biệt là ít hoa chuối thái mỏng, ngâm nước muối trắng phau.
- Lẩu ốc: Các loại rau ăn cùng loại lẩu ốc không thể thiếu được rau tía tô thái nhỏ và rau muống chẻ. Ngoài ra thịt bò, giò tai, đậu cũng là những đồ ăn kèm phù hợp với món này.
- Lẩu vịt: thường cho rau ngổ để thêm thơm, nhưng loại rau chủ đạo của món này lại là rau muống bỏ bớt lá, khi chần, ngọn rau xanh mướt, giòn sần sật.
- Lẩu gà: thường dùng các loại rau nhúng như bông súng, kèo nào, bắp chuối, cải xanh, rau đắng, rau muống..,
Bên cạnh đó, khi chế biến lưu ý kết hợp thực phẩm với nhau. Lẩu hải sản có vỏ như tôm, ngao, ốc… không nên ăn kèm thực phẩm chứa vitamin C như mướp đắng, cà chua... vì gây độc.
Cà chua và khoai lang, khoai tây cũng tránh dùng chung vì khi kết hợp các loại thực phẩm này với nhau sẽ dẫn đến khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
Thịt bò không nên kết hợp với rau mồng tơi sẽ mất đi tính nhuận tràng, tiêu hóa kém hơn. Những người bị táo bón càng cần chú ý hơn khi ăn kết hợp ở món lẩu.
Nếu ăn lẩu bên ngoài nên chọn những quán lẩu vệ sinh, uy tín và đáng tin cậy. Tránh chọn quán lẩu vỉa hè, không có địa điểm rửa rau sạch an toàn.
Bí quyết "5 nên 4 tránh" bạn cần biết khi ăn lẩu để không gây hại
Ăn lẩu vào mùa lạnh là xu hướng ẩm thực phổ biến. Nếu biết được bí quyết "5 nên 4 tránh" này bạn sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc như đau bụng, ngộ độc, tiêu chảy...
Khi thời tiết trở mát cũng là thời điểm nhiều người thích lựa chọn món lẩu cho những buổi gặp gỡ, liên hoan cùng bạn bè.
Tuy nhiên, do không để ý nên nhiều người đã gặp những tình huống nguy cấp đối với sức khỏe như đau bụng đi ngoài, nôn ọe, nóng trong người, háo nước, sưng môi hoặc nhiều triệu chứng nguy hiểm khác.
Tất cả những lý do trên đều xuất phát từ một nguyên nhân là do người ăn đã không tuân thủ đúng nguyên tắc ăn lẩu an toàn. Sau đây là công thức "5 nên 4 tránh" giúp bạn vừa ăn ngon lại không để lại hậu quả nặng nề.
5 điều nên làm trong bữa lẩu
1. Nên ăn nhiều rau
Rau củ quả không chỉ chứa rất nhiều vitamin và chất diệp lục mà còn là thực phẩm thuộc tính hàn (mát) nên khi ăn cùng với lẩu sẽ làm giảm lượng hấp thụ dầu mỡ vào cơ thể, làm mát các cơ quan bên trong, đồng thời có thể giải độc, giảm nhiệt.
Tuy nhiên rau là thực phẩm cần nấu chín tới, nên khi ăn cần để ý vớt rau đúng thời điểm để đảm bảo dinh dưỡng, không nên nấu chín kỹ sẽ mất chất.
2. Nên ăn thêm đậu phụ
Để bữa lẩu thêm phần hấp dẫn, bạn nên cho thêm đậu phụ vào nồi lẩu, vừa tăng hàm lượng dinh dưỡng lại có thể giúp các thành phần có trong đậu phát huy tối đa tác dụng, mang lại hiệu quả thanh nhiệt, giải nóng, giảm cảm giác căng thẳng mệt mỏi cho người sử dụng.
Ngoài ra ăn một lượng đậu vừa đủ có thể giúp bạn tránh được cảm giác bị háo nước, khô họng sau khi ăn lẩu.
3. Nên thêm một số hạt sen
Nên cho thêm 1 ít hạt sen vào trong nồi nước lẩu, nó có tác dụng làm cân bằng các chất kết hợp trong nước lẩu, lại thêm phần dinh dưỡng, có lợi lớn cho sức khỏe.
Ngoài ra, nếu bạn giữ nguyên tâm sen khi ăn còn mang lại cảm giác thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ mất ngủ rất tốt.
4. Nên thêm một ít gừng tươi
Gừng là một loại gia vị có tác dụng điều vị rất tốt. Gừng có tính nóng nên có thể chống lại cảm giác bị lạnh hoặc các món ăn lạnh trong thức ăn. Vỏ gừng có tác dụng tốt trong việc điều tiết các món ăn kết hợp trong nồi lẩu, có lợi cho sức khỏe sau bữa ăn.
5. Uống chút trà nhạt sau khi ăn
Sau khi ăn lẩu nếu uống một chút trà nhạt không chỉ có tác dụng làm sạch miệng, tẩy sạch nhờn trong miệng mà còn có tác dụng giải nhiệt rất tốt.
Tuy nhiên nếu bạn ăn lẩu cá hoặc thịt quá nhiều thì không nên uống trà ngay lập tức, đặc biệt là không được uống trà đặc, vì axit tannic trong trà sẽ ngăn chặn sự hấp thụ protein, ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng.
4 điều nên tránh khi ăn lẩu
1. Kéo dài thời gian ăn
Nhiều người có thói quen hẹn hò gặp gỡ bằng các bữa ăn lẩu, vì thế mà hay kéo dài bữa ăn để vừa ăn vừa nói chuyện. Đây là một điều kiêng kỵ đặc biệt đối với một bữa lẩu.
Một bữa ăn quá dài sẽ khiện dạ dày tiết dịch vị, mật tiết dịch mật, tụy cũng phải tiết dịch màm cho hệ tiêu hóa liên tục phải làm việc, các cơ quan nội tạng không được nghỉ ngơi hợp lý và đúng đồng hồ sinh học dẫn đến chức năng dạ dày suy giảm.
Từ đó sinh ra rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, nặng có thể bị viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm tụy.
2. Không nên ăn quá nóng
Do đặc điểm của món lẩu là vừa nấu vừa ăn nên rất dễ dẫn đến việc chúng ta ăn thức ăn từ trên bếp vẫn còn nóng hổi. Việc ăn quá nóng sẽ làm cho niêm mạc miệng và thực quản quá nóng gây ra bỏng nhưng chúng ta không biết.
Trong trường hợp vừa ăn vừa uống rượu, hút thuốc lá, thức ăn không sạch dẫn đến nhiều khả năng gây bệnh. Cách tốt nhất là bạn nên gắp thức ăn từ nồi ra bát, chờ 1 chút cho nguội bớt rồi mới bắt đầu ăn.
3. Không căn đúng thời gian chín thực phẩm
Có một sai lầm khi ăn lẩu đó là thời gian cho thực phẩm vào nồi không cố định, người thì cho thịt, người thì cho rau, người thì gắp thức ăn lên bát. Đó cũng là lý do gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bạn ăn lẩu cần nhớ thời gian đủ làm chín thực phẩm trước khi ăn. Cho thức ăn vào cần thời gian đủ chín tới thì vớt ra ăn. Nếu ăn thịt quá tái sẽ gây đầy hơi, khó tiêu, nhiễm ký sinh trùng. Nếu chín quá kỹ sẽ khó ăn, mất chất.
4. Tránh ăn quá cay
Điều cuối cùng khi ăn lẩu cần tránh đó là không nên cho quá nhiều gia vị cay vào nồi nước lẩu. Điều này không những làm kích thích càng màng nhầy trong miệng, thực quản, đường tiêu hóa mà còn gây ra tắc nghẽn, phù nề, dễ gây bệnh.
Những người đang bị bất kỳ bệnh gì liên quan đến viêm miệng, viêm họng mãn tính, loét và viêm tụy mạn tính, viêm túi mật tái phát và một số người đã phẫu thuật thì không nên ăn lẩu nhiều.
*Theo Bjsbnet
Lưu ý chọn rau ăn lẩu tránh bị ngộ độc
Để tránh ngộ độc rau khi ăn lẩu bạn cần chú ý mua rau có nguồn gốc rõ ràng, rửa thật sạch và tránh sử dụng thực phẩm kỵ với rau.
Lẩu là món ăn được nhiều người ưa thích với hương vị phong phú và hấp dẫn (Ảnh minh họa: Internet)
Lựa chọn những loại rau lành tính
Khi ăn lẩu, bạn nên lựa chọn những loại rau dễ ăn, thân thiện với sức khỏe và lành tính như rau cải thảo, cải chíp, cải thìa, mướp đắng, rau muống, tía tô…
Nhất là đối với những người hay bị dị ứng cần phải cẩn trọng hơn trong việc chọn những loại rau nào để ăn lẩu.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế sử dụng những loại rau dễ gây ngộ độc hoặc dị ứng như dọc mùng; nấm, giá đỗ, hoa bí…
Sử dụng loại rau có nguồn gốc rõ ràng
Hiện nay, vấn đề an toàn của rau xanh đang ở tình trạng đáng báo động.
Rau xanh giờ đây thường được sử dụng các loại hóa chất tăng trưởng, thuốc trừ sâu... hay được trồng trong môi trường ô nhiễm bởi bụi bẩn, chất thải độc hại, nguồn nước nhiễm kim loại nặng…
Do vậy, bạn cần mua rau ở những cửa hàng rau sạch, rau có nguồn gốc rõ ràng. Ngoài ra, nên lựa chọn quán lẩu đáng tin cậy, tránh ăn tại những quán vỉa hè.
Chưa kể có nhiều loại rau dại mọc lẫn hoặc có nhiều nét giống với một số loại rau ăn thường ngày.
Nếu bạn không biết phân biệt, nắm rõ nguồn gốc thì nguy cơ ngộ độc rất cao. Ví dụ như dọc mùng rất giống cây môn ngứa, chỉ khác màu lá.
Lá môn ngứa có pha màu tím, có đốt màu tím ở phần tiếp giữa lá và thân lá. Cây môn ngứa nếu ăn phải sẽ gây dị ứng, ngộ độc và thậm chí không thể nói được.
Rau phải đảm bảo vệ sinh
Để tránh bị ngộ độc khi ăn lẩu, bạn cần phải rửa thật sạch các loại rau, ngâm kỹ trong nước muối hoặc trong dung dịch rửa rau an toàn để loại bỏ các loại hóa chất, chất độc hại.
Để tránh bị ngộ độc khi ăn lẩu, bạn cần phải rửa thật sạch các loại rau (Ảnh minh họa: Internet)
Đặc biệt khi ăn, cần nhúng rau thật chín kỹ, tránh ăn tái, đề phòng có thể bị ngộ độc, các vi khuẩn, độc tố ở trong rau gây hại cho sức khỏe.
Nếu ăn ở bên ngoài, lựa chọn những quán lẩu vệ sinh, uy tín và đáng tin cậy. Tránh chọn quán lẩu vỉa hè, không có địa điểm rửa rau sạch an toàn.
Những thực phẩm kỵ với rau khi ăn lẩu
- Ăn lẩu với các loại hải sản có vỏ như tôm, ngao, ốc… thì không nên ăn kèm thực phẩm chứa vitamin C như ớt, mướp đắng, cà chua... có thể gây ngộ độc chết người.
- Cà chua và khoai lang, khoai tây cũng rất kỵ nhau, tránh dùng chung. Bởi vì khi kết hợp các loại thực phẩm này với nhau sẽ dẫn đến khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
- Rau mồng tơi khi kết hợp với thịt bò sẽ mất đi tính nhuận tràng, tiêu hóa kém hơn. Những người bị táo bón nếu kết hợp hai thực phẩm này với nhau sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.
theo Gia đình và xã hội