Hình thức xử phạt khi xây nhà tiến chế trái phép
Nhưng nhà bà Mai vẫn tiếp tục thi công và hoàn thành công trình. Sau đó chúng tôi đã thưa ra tòa, tại buổi hòa giải lần thứ nhất bà Mai không có mặt, thay vào đó là ông Long (anh ruột bà Mai) đi dự. Ông Long nhận chính ông xây nhà tiền chế đó chứ không phải bà Mai trong khi biên bản xử phạt của phường lại ghi tên bà Mai. 2 ngày sau khi hòa giải, gia đình tôi nghe hàng xóm nói nhà ông Long, bà Mai đêm hôm qua đã chuyển một số đồ đạc vào nhà tiền chế để chuẩn bị mở tiệm sửa xe.
Theo tình hình này gia đình tôi phải làm sao để xác định được người chịu trách nhiệm cho nhà tiền chế này? Nhà tôi phải làm sao để ngăn không cho ông Long, bà Mai mở tiệm sửa xe?
Trả lời tư vấn: Đối với thắc mắc của bạn, công ty Luật Minh Gia xin tư vấn như sau.
Thứ nhất, đối việc bà Mai ngang nhiên xây nhà tiền chế trên mảnh đất của gia đình bạn thì theo quy định tại điểm a, khoản 3 điều 5 Nghị định 121/2013/NĐ-CP về các hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.Cụ thể:
Điều 5. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Các hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 24 tháng.
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả:
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
A,Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
….
Như vậy, bà Mai khi xây dựng trái phép lên nhà của bạn thì có nghĩa vụ tháo dỡ, khôi phục lại tình trạng ban đầu của phần diện tích đó.
Đồng thời Theo khoản 6 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở, có quy định về phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng:
“a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.”
Thứ hai, về việc bà Mai đã được Uỷ ban phường yêu cầu ngừng thi công và lập biên bản nhưng vẫn cố tình làm tiếp thì theo quy định tại nghị định 180/2007/NĐ-CP Quy định thì bà Mai không tự nguyện phá dỡ công trình, sẽ bị cưỡng chế phá dỡ và phải chịu trách nhiệm toàn bộ về chi phí lập phương án và tổ chức cưỡng chế phá dỡ theo các quy địnhtại khoản 1 Điều 12 Nghị định 180/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị quy định về xử lý công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng như sau:
“1. Những công trình xây dựng theo quy định phải có Giấy phép xây dựng, khi xây dựng không có Giấy phép xây dựng, trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải bị xử lý như sau:
a) Lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị;
b) Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị; đồng thời, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đến xây dựng công trình; cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu, công nhân vào thi công xây dựng;
c) Cưỡng chế phá dỡ nếu chủ đầu tư không thực hiện quyết định đình chỉ thi công xây dựng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí lập phương án phá dỡ (nếu có) và chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ”.
Thứ ba, việc Ông Long anh trai bà Mai tại phiên hòa giải lần thứ nhất tại tòa tự nhận mình xây ngôi nhà tiền chế trái phép không thể khẳng định được Ông là người phải chịu trách nhiệm .Bởi phiên hòa giải tại tòa chỉ là một căn cứ, cơ sở để tòa xem xét chứ không phải là chứng cứ duy nhất để Tòa ra quyết định về người chịu trách nhiệm cho việc này,
Đồng thời mặc dù ngôi nhà này không do chính tay bà Mai xây nhưng bà lại là người trực tiếp chỉ thị cho việc xây dựng và hơn cả đã có biên bản của phường đối với bà Mai.Nên khi khởi kiện ra Tòa trước tiên tòa sẽ căn cứ vào biên bản xử phạt đối với bà Mai tại phường làm căn cứ đầu tiên để quy trách nhiệm đối với bà Mai.
Trân trọng !
CV P.Gái-Luật Minh Gia.