Nha thep tien che tai Binh Duong, nha xuong, nha thep, nha tiền chế,xay dung, nha pho, quan ca phe, biet thu, xay dung nha xuong, nha xuong binh duong, xay dung nha xuong tai binh duong

Chi tiết công trình
  • Nhà thép tiền chế

  • Địa điểm:
  • Quy mô:
  • Phạm vi công việc:
  • Năm xây dựng: 0

Một số công cụ quan trọng khi thực hiện lắp dựng nhà thép tiền chế.

Việc chuẩn bị đầy đủ công cụ cho quá trình lắp dựng sẽ giúp giảm thời gian lắp dựng và đảm bảo an toàn lao động. Các công cụ quan trọng cần phải được bố trí, tính toán ngay từ khi lập kế hoạch lắp dựng. Dưới đây là những công cụ hầu như khi lắp dựng bất kì nhà thép tiền chế nào đều cần phải có.

1. Xe cẩu (cần trục tự hành): Tải trọng và tầm với của xe cẩu cần được tính toán dựa trên tải trọng lớn nhất của tổ hợp cấu kiện mà nó phải nhấc lên và chiều cao lớn nhất mà nó phải với tới.

image (4) 204

2. Xe nâng: Xe nâng rất hiệu quả trong việc đưa công nhân lên cao để thực hiện viẹc lắp, nối kết cấu. Nó cơ động, linh hoạt có tầm với cao nên giúp cho việc lắp dựng nhanh chóng đồng thời thay thế cho việc bắc giàn giáo quá cao và di chuyển giàn giáo rất tốn công sức và thời gian.

201108142131_xe_nang_nguoi__37_

3. Giàn giáo: Được lắp chắc chắn, đảm bảo an toàn lao động theo quy định của nhà quản lý.

dan-giao

4. Giằng cáp dùng để neo giữ tạm kết cấu: Cần nhiều cáp và các phụ kiện nối để đảm bảo đủ cáp neo giữ kết cấu.
5. Dây cứu sinh: Được neo buộc sẵn vào kèo, dầm trước khi được cẩu lên lắp. Công nhân làm việc trên cao sẽ móc thắt lưng an toàn của họ vào dây cứu sinh.

ảnh bảo hộ lao động 12 baohoniemtin_com

6. Lưới an toàn: Dùng để che chắn hết phía dưới toàn bộ của khu vực lợp mái. Lưới cần được mắc ngay sau khi lắp xong xà gồ mái.

376c2bbc22057795a941a8a02bab0f54173449

7. Máy kinh vĩ: Dùng để kiểm tra độ thẳng của khung.
8. Máy thủy bình: Dùng để kiểm tra cao độ.
9. Khoan từ: Dùng để khoan lỗ trên khi cần thiết.
10. Cơ lê lực
11. Cờ lê đủ cỡ và máy siết bu lông dùng khí nén.
12. Bộ dụng cụ cắt bằng khí ga.
13. Dụng cụ bảo hộ lao động: Dùng cho công nhân và người vào công trường.
14. Một số dụng cụ khác: Máy phát điện, thước thép, súng bắn vít, máy mài, máy hàn, máy khoan, súng bắn silicon, kéo cắt tôn, …

5 nguyên tắc chọn khung kèo thép xây nhà tiền chế giá rẻ và chất lượng.

Khi xã hội càng ngày càng phát triển, nền công nghiệp thép có bước đà phát triển mạnh mẽ hơn. Với khả năng chịu lực tốt, độ bền cao, chi phí rẻ, tiết kiệm thời gian thi công, khung kèo thép tiền chế đã trở nên phổ biến. Trên thi trường hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh thép tiền chế với giá cả khác nhau nên việc chọn lựa rất khó khăn.
Vậy làm sao để chọn thép xây nhà tiền chế giá rẻ mà chất lượng cho công trình?
1. Tính toán số lượng, chi phí kèo thép tiền chế:
Trước khi thực hiện công đoạn thiết kế thi công xây dựng nhà thép tiền chế, phải xác định và tìm hiểu kỹ càng về kèo thép tiền chế có đáp ứng được nhu cầu công năng của công trình, phải tính toán kỹ lưỡng tổng chí phí số lượng vật liệu sẽ dùng và chi phí theo cả cả thi trường ở thời điểm hiện tại để kiểm toán số tiền cần chuẩn bị. Đồng thời, nếu không có kinh nghiệm về xây dựng thì hãy tìm đến các kiến trúc sư hay công ty chuyên tư vấn khung kèo thép tiền chế hay những người am hiểu và rành rọt về vật liệu xây dựng để được tư vấn.
2. Chọn thương hiệu kèo thép tiền chế có tiếng trên thị trường:
Hiện nay, nhiều nhà kinh doanh cũng đã đầu tư kinh doanh kèo thép tiền chế, tuy nhiên các mặt hàng này ở mỗi nơi sẽ có mỗi loại giá khác nhau, đồng thời chất lượng cũng khác nhau. Bên cạnh các thương hiệu nổi tiếng trong nước còn có thép tái chế, thép Trung Quốc, thép nhập ngoại. Thường thì kèo thép tiền chế đã qua tái chế (thép tổ hợp thường có in nổi chữ HVUC trên cây thép) sẽ có giá rẻ hơn so với kèo thép tiền chế của các thương hiệu có tiếng trong nước nhưng chất lượng cũng kém hơn, ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Vì thế, bạn nên chọn thép tiền chế của các thương hiệu có tiếng để luôn yên tâm về độ vững chắc của ngôi nhà.
3. Tìm hiểu giá kèo thép tiền chế trước khi thực hiện công trình:
Trước khi thực hiện một công trình nhà khung tiền chế, cần phải tìm hiểu giá ở nhiều đại lý, các vật liệu xây dựng như thế nào để đưa ra mức giá tốt nhất phù hợp với chủ thầu.
4.Chọn đại lý vật liệu xây nhà tiền chế giá rẻ, uy tín:
– 
Tham khảo ý kiến từ các kiến trúc sư, những đồng nghiệp bạn bè để chọn đại lý cung ứng kèo thép tiền chế đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý uy tín gửi gắm.
– Chọn đại lý gần nơi xây nhà hoặc tiện đường cho việc vận chuyển để giảm chi phí.
5. Xem xét kỹ hợp đồng mua bán khung thép tiền chế:
Sau tất cả các giai đoạn trên, khi đã tìm được đại lý cung cấp kèo thép tiền chế uy tín chất lượng thì lúc mua bán thép với đại lý cũng cần phải có hợp đồng, chủ thầu cần phải xem xét kỹ lưỡng từng điều khoản, cam kết giữa hai bên để tránh trường hợp không thực hiện đúng như thỏa thuận. Bên cạnh đó, khi nhận vật liệu từ cửa hàng, bạn cần giám sát chặt chẽ, lập biên bản, kiểm tra giao nhận hàng hóa đảm bảo đúng chủng loại, số lượng, chất lượng và thời hạn.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KHUNG KÈO THÉP TIỀN CHẾ

386533_323328814365034_134111426620108_1009497_1804054035_n-1(1)

item_s111179

khukeothep002

lap-dung-keo-thep

 

Cấu trúc và thành phần cấu tạo nhà thép tiền chế

Nhà thép tiền chế là loại nhà làm bằng các cấu kiện bằng thép và được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật đã chỉ định sẵn. Toàn bộ kết cấu thép có thể sản xuất đồng bộ sẵn rồi đưa ra công trường lắp dựng trong thời gian khá ngắn.

nhathep3

Thành phần cấu tạo của nhà thép tiền chế gồm 3 phần cơ bản sau:
1. Kết cấu chính

Là hệ thống kết cấu chịu lực của nhà tiền chế bao gồm móng, dầm móng, kết cấu mang lực mái, dầm cầu chạy, hệ khung chống gió, hệ giằng, và cột, kèo hình chữ “I” dùng để làm khung chính.

1367029136_061a9590

♦ Hệ kết cấu này được phân thành:

– Kết cấu chịu lực theo phương đứng: tường, cửa đi, cửa sổ và cửa mái đứng…
– Kết cấu chịu lực theo phương ngang: mái, cửa mái nằm ngang…

♦ Kết cấu chính nhận tải trọng của toàn bộ ngôi nhà và truyền xuống mặt đất:
– Tải trọng cố định: toàn bộ ngôi nhà và các trang thiết bị được bố trí cố định như cầu trục trên mái hoặc máy móc trên sàn.
– Tải trọng không cố định: như con người, phương tiện vận tải, hàng hóa, áp lực gió…

2. Kết cấu phụ:

Là hệ thống vách ngăn, hệ khung đỡ vách ngăn, hệ sàn công tác, cầu thang và xà gồ mái, xà gồ tường hình chữ “C” và “Z”.

 

vach-ngan-phong

3. Kết cấu bao che và tạo hình:

Được lắp dựng bằng tôn mái và tôn tường. Kết cấu này nhằm giới hạn không gian nhà và bảo vệ ngôi nhà và tất cả những thứ được chứa trong ngôi nhà khỏi tác động của thời tiết và môi trường. Ngoài ra, kết cấu này còn giúp cho ngôi nhà thêm phần thẩm mỹ.

maitoncachnhiet

mai-ton-nha-xuong

♦ Hệ kết cấu này được phân thành:
– Kết cấu bao che theo phương đứng: tường, cửa đi, cửa sổ và cửa mái đứng.
– Kết cấu bao che theo phương ngang: mái, cửa mái nằm ngang.